Web Analytics

See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Đà Nẵng – Wikipedia tiếng Việt

Đà Nẵng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thành phố Đà Nẵng
Bản đồ Việt Nam với Thành phố Đà Nẵng được tô đậm
Địa lý
Vùng: Nam Trung Bộ
Diện tích: 1.256 km²
Các quận/thị xã/huyện: 6 quận, 1 huyện ngoại thành và 1 huyện đảo
Dân số
Số dân: 777.216
 - Nông thôn 20%
 - Thành thị 80%
Mật độ: 599 người/km²
Dân tộc: Việt, Hoa, Cơ-tu, Tày
Chính trị và Hành chính
Kiểu hành chính: Thành phố trực thuộc trung ương
Bí thư Thành ủy: Nguyễn Bá Thanh
Chủ tịch HĐND: Nguyễn Bá Thanh
Chủ tịch UBND: Trần Văn Minh
Thông tin khác
điện thoại: 511
Địa chỉ web: http://www.danang.gov.vn/
Mã ISO 3166-2: VN-60

Đà Nẵng là một thành phố thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Thành phố là một trong những đô thị loại 1 của Việt Nam.

Mục lục

[sửa] Điều kiện tự nhiên

[sửa] Diện tích

Thành phố có diện tích 1.255,53 km² trong đó các quận nội thành chiếm 213,05 km², các huyện ngoại thành chiếm 1.042,48 km². (huyện Hòa Vang bây giờ trở thành Quận nên Đà Nẵng có tất cả là 6 quận)

[sửa] Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°55' đến 16°14' Bắc và từ 107°18 đến 108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, cách thủ đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc.

[sửa] Địa hình

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.

Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố.

Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.

[sửa] Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9°C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23°C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C.

Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23-40 mm/tháng.

Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng.

[sửa] Sông ngòi

Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam.

  • Sông Hàn
  • Sông Cu Đê
  • Sông Cổ Cò

[sửa] Tài nguyên

[sửa] Lịch sử

Giữa thế kỷ 16, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền.

Đầu thế kỷ 18, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng.

Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: "Tàu Tây chỉ được đậu tại cửa Hàn, còn các cửa biển khác không được tới buôn bán" thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển với những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm hải sản; dịch vụ thương mại cũng phát đạt.

Sau khi xâm chiếm toàn bộ Việt Nam vào năm 1889, Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane, chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương. Cái tên gọi Tourane bắt nguồn từ việc phát âm không chuẩn từ "Cửa Hàn" của người Pháp.

Đầu thế kỷ 20, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Các ngành nghề sản xuất và kinh doanh được hình thành và phát triển: sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu (chè, lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nước đá, rượu, nước mắm, cá khô), sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ. Cùng với Hải PhòngSài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng của cả nước.

Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại.

Tháng 3 năm 1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định là thành phố trực thuộc trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng. Khu kỹ nghệ Hòa Khánh sản xuất ôxy, acêtylen, bột giặt, xay xát, dệt... Ở thời kỳ này công nghiệp được phát triển ở mức độ cao hơn: các khu kỹ nghệ thay thế cho công trường thủ công. Tuy nhiên, chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề, hàng trăm nghìn dân quê phải chạy vào các trại tỵ nạn, các khu ổ chuột đô thị; tệ nạn xã hội tăng nhanh, sản xuất không phát triển.

Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao gồm thành phố Đà Nẵng trước đây, huyện Hòa Vanghuyện đảo Hoàng Sa.

Ngày 1 tháng 1 năm 1997, Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Ngày 15 tháng 7 năm 2003, Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại 1.

[sửa] Biểu tượng

Biểu tượng thành phố Đà Nẵng
Phóng lớn
Biểu tượng thành phố Đà Nẵng

Từ ý tưởng thành phố Đà Nẵng là một cảng biển lâu đời, đứng liền kề với núi, sông, đồng ruộng, trong một cảnh quan thiên nhiên hài hoà, kỳ thú, nằm ở trung độ của cả nước, biểu tượng của Đà Nẵng được thiết kế với chủ đề "Xanh núi, xanh sông, xanh biển. Trắng gió, trắng trời, trắng cát" với các hình tượng nhằm miêu tả quần thể Ngũ Hành Sơn ngoạn mục với truyền thuyết trứng Rùa Thần, soi bóng bên sông nước, ruộng đồng của Hoà Vang, những gợn sóng nhấp nhô gợi nhớ đến những bãi biển xanh trong, những bờ cát óng ánh của Thanh Khê, Liên Chiểu, và cây cầu nối liền Hải Châu, Sơn Trà trong một thành phố Đà Nẵng đa dạng mà gắn kết.

Biểu tượng đơn giản ít màu, hình ảnh kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên và con người, giữa dân tộc và hiện đại, song nổi bật, dễ nhận biết về thành phố Đà Nẵng, dễ thể hiện trên nhiều chất liệu.

Tác giả của Biểu tượng Đà Nẵng là họa sĩ Nguyễn Thủy Liên.

Nguồn: [1]

[sửa] Hành chính

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm 6 quận nội thành, 1 huyện ngoại thành và 1 huyện đảo:

[sửa] Dân số

Dân số thành phố Đà Nẵng năm 1999 và năm 2005

Đơn vị hành chính Dân số (người)
(1999)
Mật độ (người/km²)
(1999)
Dân số (người)
(2005)
Mật độ (người/km²)
(2005)
Thành phố Đà Nẵng 684.846 545,15 777.216 599
Quận Hải Châu 189.297 7.863,13 197.118 8.650
Quận Thanh Khê 149.637 16084,81 167.830 17.126
Quận Sơn Trà 99.344 1634,89 112.196 1.809
Quận Ngũ Hành Sơn 41.895 1146,61 50.097 1.347
Quận Liên Chiểu 63.464 763,87 71.818 855
Quận Cẩm Lệ 71.429 2.164
Huyện Hòa Vang 141.209 191,47 106.746 211
Huyện đảo Hoàng Sa ... ... ... ...
Nguồn: [2]

[sửa] Cơ sở hạ tầng

[sửa] Giao thông

Đà Nẵng nằm vào trung độ của Việt Nam, trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ giao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên. Thành phố còn là điểm cuối trên hành lang kinh tế Đông Tây đi qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào.

[sửa] Đường sắt

  • Tình hình hiện tại: Tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam chạy dọc thành phố với tổng chiều dài khoảng 30 km. Trên địa bàn thành phố hiện nay có 4 ga: Ga Đà Nẵng, Ga Thanh Khê, Ga Kim Liên, Ga Hải Vân Nam. Ga Đà Nẵng là một trong những ga trọng yếu trên tuyến đường sắt Bắc - Nam. Tuy nhiên, ga nằm ở trung tâm thành phố nên thường gây ra tắt nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường cùng các tệ nạn xã hội.
  • Qui hoạch tương lai: Ga Đà Nẵng sẽ được chuyển ra khỏi trung tâm thành phố. Điều này không chỉ giải quyết các vấn đề nêu trên mà còn giúp giảm thời gian chạy tàu xuống 1 đến 2 giờ đồng hồ (vì với qui hoạch hiện nay, tàu phải vào trung tâm thành phố, sau đó đổi đầu máy, mất khá nhiều thời gian). Tuyến đường sắt cũ có thể sẽ được tận dụng làm đường tàu điện nội thị nối trung tâm thành phố với các khu công nghiệp Liên Chiểu và Hòa Khánh.

[sửa] Đường bộ

Trên địa bàn thành phố có tổng cộng 382,583 km đường bộ (không kể đường hẻm, đường kiệt, đường đất) trong đó:

Quốc lộ: 70,865 km
Tỉnh lộ: 99,716 km
Đường nội thị: 181,672 km

Chiều rộng trung bình của mặt đường là 8 m. Mật độ đường bộ phân bố không đều, ở trung tâm là 3 km/km², ngoại thành là 0,33 km/km².

  • Hệ thống quốc lộ: Thành phố Đà Nẵng kết nối với các địa phương trong nước thông qua 2 đường quốc lộ:
    1. Quốc lộ 1A: Tuyến đường bộ huyết mạch Bắc - Nam của Việt Nam đi qua thành phố ở km 929.
    2. Quốc lộ 14B: Bắt đầu từ đấu mối giao thông Hòa Cầm ở ngoại ô thành phố, tuyến quốc lộ này nối Đà Nẵng với các tỉnh miền Nam Trung BộTây Nguyên Việt Nam.

Ngoài ra, với việc đưa vào sử dụng hầm đường bộ Hải Vân xuyên qua núi nối liền thành phố và tỉnh Thừa Thiên-Huế, giao thông trên quốc lộ 1A trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Thời gian lưu thông được rút ngắn, tại nạn giao thông vốn thường xuyên xảy ra trên đèo Hải Vân được giảm thiểu.

  • Hệ thống đường nội thị: Đà Nẵng có những bước tiến rất dài trong giao thông nội thị. Kể từ ngày bắt đầu chỉnh trang đô thị đến nay, nhiều con đường cũ đã được mở rộng và kéo dài. Một số con đường được xây dựng mới góp phần điều tiết giao thông và làm đẹp đô thị. Các con đường đặc trưng ở Đà Nẵng hiện nay:
    1. Đường Bạch Đằng: chạy dọc theo bờ Tây của sông Hàn. Trên đường này có nhiều khu kiến trúc Pháp còn được lưu giữ khá nguyên vẹn như: Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm, Ủy ban Nhân dân thành phố, Thư viện thành phố. Gần đây nhất, các kỹ sư Đà Nẵng đã rất thành công trong việc mở rộng con đường mà không phá vỡ cảnh quan đường phố bằng cách lấn ra sông Hàn.
    2. Đường Điện Biên Phủ: ngõ vào trung tâm thành phố, nối trung tâm thành phố với quốc lộ 1A.
    3. Đường Nguyễn Tất Thành (còn gọi là đường Liên Chiểu - Thuận Phước): chạy dọc bờ biển theo hướng Bắc từ đường Bạch Đằng ra đến chân đèo Hải Vân.
    4. Đường Sơn Trà - Điện Ngọc: chạy dọc bờ biển theo hướng Nam nối Đà Nẵng với đô thị cổ Hội An.
    5. Đường Phạm Văn Đồng: chạy từ chân cầu sông Hàn ra đến đường Sơn Trà - Điện Ngọc.
  • Hệ thống cầu qua sông Hàn: Sông Hàn chạy suốt theo chiều dài thành phố, chia Đà Nẵng thành 2 nửa Đông - Tây với sự khác nhau rõ rệt. Bờ Đông là những quận huyện ngoại thành kém phát triển hơn nhiều so với bờ Tây nơi tập trung các trung tâm hành chính, dịch vụ. Kể từ ngày cầu sông Hàn nối liền hai bờ, sự khác nhau ngày càng giảm. Theo qui hoạch, sẽ có khoảng 10 cây cầu bắc ngang qua dòng sông Hàn. Những cây cầu đã và đang xây dựng:
    1. Cầu Thuận Phước là cây cầu dài nhất nối từ cuối đường Nguyễn Tất Thành đến bán đảo Sơn Trà. Cầu đang được thi công và trong tương lai sẽ được xem như là biểu tượng đón chào thuyền bè vào cửa vịnh Đà Nẵng.
    2. Cầu sông Hàn, cây cầu xoay duy nhất của Việt Nam, được xây dựng bằng tiền quyên góp của nhân dân thành phố. Khánh thành vào năm 2000, cây cầu là biểu tượng và cũng là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng.
    3. Cầu Nguyễn Văn Trỗi là cây cầu cổ nhất bắc qua sông Hàn. Thời Pháp thuộc, cầu được gọi là de Lattre de Tassigny. Trước năm 1975, cầu có tên là cầu Trịnh Minh Thế.
    4. Cầu Trần Thị Lý, nguyên là cầu đường sắt được nâng cấp, nằm cách cầu Nguyễn Văn Trỗi khoảng 10 m về phía hạ lưu. Trong tương lai, cầu sẽ được phá dỡ và thay vào đó là một cây cầu mới nằm cách đó khoảng 30 m.
    5. Cầu Tuyên Sơn, cầu bê tông cốt thép, mới được đưa vào sử dụng.
    6. Cầu Cẩm Lệ là cây cầu bắc qua sông Cẩm Lệ, một nhánh của sông Hàn.

[sửa] Đường hàng không

Trước năm 1975, sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới. Hiện nay, bên cạnh các đường bay nội địa đến các thành phố lớn của Việt Nam, sân bay này chỉ có một số ít các đường bay quốc tế. Tuy nhiên, sân bay quốc tế Đà Nẵng vẫn là cảng hàng không quan trọng cho cả miền Trung và Tây Nguyên.

Ngoài đường bay Đà Nẵng - Singapore, hãng hàng không giá rẻ Tiger Airways đang dự kiến mở đường bay từ Đà Nẵng đến các nước trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, hãng này còn sẽ thành lập trung tâm đào tạo phi công, nhân viên phục vụ cùng với các xưởng sữa chửa, bảo dưỡng máy bay tại Đà Nẵng.

[sửa] Đường biển

Cảng Đà Nẵng bao gồm 2 cảng:

  • Cảng Tiên Sa
  • Cảng Sông Hàn

[sửa] Bưu chính viễn thông

[sửa] Kinh tế

[sửa] Công nghiệp

  • Công nghệ thông tin:
  • Khu công nghiệp An Đồn
  • Khu công nghiệp Hòa Khánh
  • Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng
  • Khu công nghiệp Liên Chiểu
  • Khu công nghiệp Hòa Cầm
  • Khu công nghiệp Thọ Quang
  • Trung tâm điện toán và truyền số liệu khu vực 3
  • Khu công nghiệp công nghệ cao

[sửa] Dịch vụ

  • Tài chính - Ngân hàng

[sửa] Du lịch

Thành phố Đà Nẵng nằm bên dòng sông Hàn; phía Đông vươn ra biển Đông với những bãi biển dài tăm tắp và bán đảo Sơn Trà còn rất hoang sơ; phía Bắc và phía Tây được bao bọc bởi đèo núi cao. Đèo Hải Vân cheo leo hiểm trở là ranh giới tự nhiên giữa thành phố và tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung.

[sửa] Danh lam thắng cảnh

  • Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước) nằm cách trung tâm thành phố khoảng 8 km về hướng Đông Nam. Ngũ Hành Sơn bao gồm 5 ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ (Ngũ hành). Trong lòng núi có nhiều hang động đẹp và nhiều chùa chiền. Dưới chân núi còn có làng nghề đá Non Nước nổi tiếng. Bên cạnh là bãi biển Non Nước còn khá hoang sơ.
  • Bà Nà-Núi Chúa là một khu nghỉ mát cách trung tâm thành phố 40 km về phía Tây Nam. Được ví như Đà Lạt của miền Trung, và cũng như Đà Lạt, Bà Nà-Núi Chúa được xây dựng thành nơi nghỉ ngơi cho các quan chức người Pháp trong thời kì Pháp còn đô hộ Việt Nam. Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương, khu này bị bỏ hoang và bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh và thời gian. Gần đây, thành phố Đà Nẵng cho tái tạo lại và hi vọng trong tương lai Bà Nà-Núi Chúa sẽ lại trở thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp.
  • Bán đảo Sơn Trà, còn được người Mỹ gọi là Núi Khỉ (Monkey Mountain), là nơi mà Đà Nẵng vươn ra biển Đông xa nhất. Nơi đây là khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều động thực vật quý hiếm. Dưới chân bán đảo Sơn Trà là khu du lịch Suối Đá và nhiều bãi biển đẹp như: Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm.
  • Đèo Hải Vân (được mệnh danh là "Thiên hạ Đệ nhất Hùng quan") là nơi dãy Trường Sơn nhô ra biển. Cheo leo và hiểm trở, đèo Hải Vân không chỉ là ranh giới giữa hai miền Nam - Bắc mà còn là một chứng tích hùng hồn cho thời kỳ "mang gươm đi mở cõi" của người Việt. Ngày nay, hầm Hải Vân xuyên qua lòng núi giúp cho giao thông giữa hai miền tiện lợi hơn bao giờ hết. Đường hầm dài nhất Đông Nam Á này đã phần nào đặt dấu chấm hết cho tầm quan trọng của con đèo đã đi vào huyền thoại. Tuy vậy, đường đèo Hải Vân vẫn được khách du lịch ưa thích vì cảnh sắc thiên nhiên rất kỳ thú.
  • Các bãi biển: Đà Nẵng nổi tiếng với những bãi biển cát vàng còn hoang sơ chạy dài hàng cây số, nước trong suốt và ấm áp quanh năm. Gần đây nhất, bãi biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes bình chọn là một trong số những bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.
    • Bãi biển Nam Ô
    • Bãi biển Xuân Thiều
    • Bãi biển Thanh Bình
    • Bãi biển Mỹ Khê
    • Bãi biển Bắc Mỹ An
    • Bãi biển Non Nước

[sửa] Di tích lịch sử

  • Thành Điện Hải là nơi để lại dấu tích hào hùng về một thời chống thực dân Pháp của nhân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương.
  • Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm (thường gọi là Cổ viện Chàm) là nơi lưu giữ cả một nền văn hóa Chăm rực rỡ với những pho tượng cổ, những linh vật của Vương quốc Chăm-pa hùng mạnh một thời. Đây là bảo tàng độc đáo và duy nhất của thế giới về nền văn hóa Chăm.

[sửa] Nông nghiệp

[sửa] Lâm nghiệp

[sửa] Ngư nghiệp

[sửa] Văn hóa - Xã hội

[sửa] Ẩm thực

Xem bài chính: Ẩm thực Quảng Nam
  • Mì Quảng: là một món ăn rất phổ biến của người miền Trung. Ngày nay khi nói đến Mì Quảng không nhất thiết là nói đến món của Quảng Nam mà là nói đến một món ăn đặc trưng của người miền Trung nói chung. Mì Quảng tại Đà Nẵng được làm từ sợi mì bằng bột gạo xay mịn và tráng thành từng bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2 mm. Dưới lớp mì là rau sống, trên mì là thịt heo nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng. Người ta còn bỏ thêm đậu phụng rang khô và giã nát, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ... sao cho có một bát mì thật ngon.
  • Bánh tráng cuốn thịt heo
  • Thịt bò tái
  • Nước mắm Nam Ô

[sửa] Nghệ thuật hát tuồng

  • Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dỉnh

[sửa] Giáo dục

  • Trường đại học
  • Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp
    • Cao đẳng công nghệ thông tin Việt-Hàn (đang xây dựng)
    • Cao đẳng Công Nghệ (thuộc Đại học Đà Nẵng)
    • Cao đẳng Thể dục Thể thao Trung ương 3
    • Cao đẳng Giao thông Vận tải Khu vực 2
    • Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch
    • Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm
    • Trường Kỹ thuật Y tế II
    • Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đức Minh Đà Nẵng
    • Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đà Nẵng
    • Trung học Thương mại Trung ương 2
    • Trung học Văn hóa - Nghệ thuật
    • Kinh tế - Kỹ thuật Phương Đông
    • Công kỹ nghệ Đông Á
    • Công kỹ nghệ Việt Tiến
    • Kinh tế và nghiệp vụ Thăng Long
  • Trường trung học phổ thông
    • Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
    • Trường THPT Phan Châu Trinh
    • Trường THPT Hoàng Hoa Thám
    • Trường THPT Ngũ Hành Sơn
    • Trường THPT Thái Phiên
    • Trường THPT Ông Ích Khiêm
    • Trường THPT Phạm Phú Thứ
    • Trường THPT Nguyễn Trãi
    • Trường THPT Hoà Vang
    • Trường THPT Phan Thành Tài
    • Trường THPT bán công Trần Phú
    • Trường THPT bán công Ngô Quyền
    • Trường THPT bán công Nguyễn Hiền
    • Trường THPT tư thục Khai Trí
    • Trường THPT tư thục Diên Hồng
    • Trường THPT tư thục Quang Trung

[sửa] Liên kết ngoài


Đơn vị hành chính cấp tỉnh thành nước CHXHCN Việt Nam Cờ của nước CHXHCN Việt Nam
Tỉnh (59): An Giang | Bà Rịa-Vũng Tàu | Bắc Giang | Bắc Kạn | Bạc Liêu | Bắc Ninh | Bến Tre | Bình Định | Bình Dương | Bình Phước | Bình Thuận | Cà Mau | Cao Bằng | Đăk Lăk | Đăk Nông | Điện Biên | Đồng Nai | Đồng Tháp | Gia Lai | Hà Giang | Hà Nam | Hà Tây | Hà Tĩnh | Hải Dương | Hậu Giang | Hoà Bình | Hưng Yên | Khánh Hòa | Kiên Giang | Kon Tum | Lai Châu | Lâm Đồng | Lạng Sơn | Lào Cai | Long An | Nam Định | Nghệ An | Ninh Bình | Ninh Thuận | Phú Thọ | Phú Yên | Quảng Bình | Quảng Nam | Quảng Ngãi | Quảng Ninh | Quảng Trị | Sóc Trăng | Sơn La | Tây Ninh | Thái Bình | Thái Nguyên | Thanh Hóa | Thừa Thiên-Huế | Tiền Giang | Trà Vinh | Tuyên Quang | Vĩnh Long | Vĩnh Phúc | Yên Bái
Thành phố (5): Cần Thơ | Đà Nẵng | Hải Phòng | Hà Nội | TP. Hồ Chí Minh

Static Wikipedia (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2007 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2006 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu

Static Wikipedia February 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu