Amoniac
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Amoniac | |
---|---|
|
|
Tổng quan | |
Tên hệ thống | Ammonia Azane |
Tên khác | |
Công thức phân tử | NH3 |
Phân tử gam | 17,0304 g/mol |
Biểu hiện | Chất khí không màu mùi khai |
Số CAS | [7664-41-7] |
Thuộc tính | |
Tỷ trọng và pha | 0,6813 g/l, khí |
Độ hòa tan trong nước | 89,9 g/100 ml ở 0 °C |
Điểm nóng chảy | -77,73 °C (195,42 K) |
Điểm sôi | -33,34 °C (239,81 K) |
pKa | ≈34 |
pKb | 4,75 |
Độ nhớt | |
Nguy hiểm | |
MSDS | MSDS ngoài |
Các nguy hiểm chính | Chất ăn mòn và chất độc |
NFPA 704 | |
Điểm bắt lửa | 11°C |
Thông báo R/S | R10, R23, R34, R50 S1/2, S16, S36/37/39, S45, S61 |
Số RTECS | BO0875000 |
Trang dữ liệu bổ sung | |
Cấu trúc & thuộc tính | |
Dữ liệu nhiệt động lực | |
Dữ liệu quang phổ | |
Các hợp chất liên quan | |
Các hợp chất tương tự | |
Các hợp chất liên quan | Hydrazin Axít hydrazoic Hydroxylamin Cloramin |
Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu được lấy ở 25°C, 100 kPa Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu |
Amoniac là một hợp chất vô cơ có công thức phân tử NH3. Ở điều kiện tiêu chuẩn, nó là một chất khí, có mùi khai, tan nhiều trong nước.
[sửa] Tính chất hóa học
Trên nguyên tử nitơ của amoniac có cặp electron tự do nên amoniac có tính bazơ và có thể xảy ra phản ứng hóa học:
- NH3 + H+ → NH4+
Trong amoniac, nitơ có số oxi hóa thấp nhất nên amoniac có tính khử. Ví dụ như trong phản ứng hóa học:
- 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
Thêm nữa, amoniac tương đối kém bền bởi nhiệt. Nó có thể bị phân hủy tại nhiệt độ cao theo phản ứng hóa học:
- 2NH3 → N2 + 3H2
[sửa] Ứng dụng
Ứng dụng chủ yếu của amoniac là điều chế phân đạm, điều chế axit nitric, là chất sinh hàn.
[sửa] Nguy hiểm
Nếu hít nhiều amoniac sẽ bị bỏng đường hô hấp (rát cổ họng).