Hịch tướng sĩ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đời Trần Nhân-Tông, đại binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thất thế đưa quân chạy về Vạn Kiếp. Vua Nhân-Tông thấy thế giặc mạnh, cho mời Hưng Đạo Vương về Hải Dương mà phán rằng "Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân ?" Vương tâu: "Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn-Miếu Xã-Tắc thì sao ? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng !!" Vua nghe thế yên lòng. Hưng Đạo Vương trở về Vạn Kiếp hiệu triệu 20 vạn quân Nam, và thảo bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Trung văn: 諭諸裨將檄文, thường gọi là Hịch tướng sĩ) để khuyên răn tướng sĩ, đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2.
Mục lục |
[sửa] Nhận định của các sử gia
Ngô Tất Tố viết rằng bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn cho ta thấy, tuy Hưng Đạo Vương là võ tướng, nhưng ông có tài học, có đọc nhiều sách và thông hiểu nhiều điển tích cổ kim.
Trong Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim ghi rằng binh sĩ nghe lời hịch nức lòng, lấy mực xăm vào tay hai chữ : "Sát Thát" (nghĩa giết quân Mông Cổ), và hết lòng chiến đấu chống giặc.
[sửa] Xem thêm
- Nguyên bản Hán văn, và phiên âm Hán-Việt, Ngô Tất Tố 1960 [1]
- Bản dịch không rõ xuất xứ, tại đây [2]
- Bản dịch của Trần Trọng Kim, 1964, tại đây [3]
- Bản dịch của Ngô Tất Tố, 1960, tại đây [4]
[sửa] Tham khảo
- “Việt Nam Sử Lược” Tập I, Trần Trọng Kim, Nxb Đại Nam, Sàigòn, 1964
- “Việt Nam Văn Học: Văn Học Đời Trần” Ngô Tất Tố, Nxb Đại Nam, Sàigòn, 1960
[sửa] Liên kết ngoài
- Hịch tướng sĩ trên Thi viện, nguyên bản Hán Văn và bản dịch
- Hịch tướng sĩ