Tôn Tử binh pháp
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tôn Tử binh pháp (chữ Hán: 孫子兵法 ; Pinyin: Sūnzĭ Bīngfǎ; tiếng Anh:Sun Tzu's The Art of War) là sách chiến lược chiến thuật tiếng Hoa do Tôn Tử soạn thảo vào đời Xuân Thu Chiến Quốc (thế kỷ thứ 6). Sách gồm 13 chương, mỗi chương bàn về một khía cạnh của nghệ thuật chiến tranh. Từ lâu, sách này đã được công nhận là kiệt tác về chiến thuật, chiến lược đương thời.
Đối với Tôn Tử cuộc chiến tranh phải có đạo nghĩa, ấy là cái gốc để thắng quân giặc. Tôn Tử không giống Lão Tử - xuất thế vô vi, không giống Khổng Tử - nhập thế hành đạo mà ông có cả hai hành động đó.
Từ cuối thế kỷ 20 đến nay, Tôn Tử binh pháp trở nên phổ biến vì có áp dụng thực tiễn và hữu dụng trong nhiều giới kinh doanh và quản lý.
Hiện có người đề nghị di chuyển trang này đến Wikisource.
Hình như trang này là văn kiện nguồn gốc, chứ không phải là bài viết trong bách khoa toàn thư. Đại khái là Wikipedia không phải là thư viện văn kiện như Wikisource. Xin xem trang thảo luận của trang này để biết thêm chi tiết.
Trước khi di chuyển trang này đến chỗ mới, xin kiểm tra rằng trang này theo tiêu chuẩn viết văn kiện. Có thể sửa đổi trang này theo kiểu bách khoa toàn thư: phải giải thích về văn kiện này, thay vì chỉ viết ra từng chữ một. Nếu làm vậy thì xin bạn hãy sao chép bản văn nguồn đến Wikisource rồi dời thông báo này.
Mục lục |
[sửa] Cấu trúc
Tôn Tử được bố cục gồm 13 thiên (phần), mỗi phần đều nhấn mạnh vào yếu tố căn bản nhất của việc vận dụng nghệ thuật chiến tranh, bao gồm:
[sửa] Thủy kế
Phần này nhấn mạnh đến điều căn bản nhất của kế sách quân sự ("Thủy" đây có nghĩa là "Đầu tiên", "the First"). Những điểm cơ bản mà Tôn Tử đặc biệt lưu ý trong phần này là:
- Chiến tranh là việc hệ trọng, liên quan đến sự an nguy, mất còn của quốc gia, nhân dân, vì vậy phải khảo sát nghiên cứu cho thật kỹ.
- Năm yếu tố căn bản cần nghiên cứu: Chính trị, Thời tiết Khí hậu, Địa hình Địa vật, Tổ chức cán bộ, "Quân pháp".
- Bảy yếu tố so sánh: Chính trị, Tướng lĩnh, Thiên thời Địa lợi, Quân pháp, Tiềm lực quân sự, Huấn luyện, Chế độ thưởng phạt.
- Dùng binh phải dối trá để đánh lứa đối phương.
- Vận dụg sự khôn khéo và linh hoạt, không máy móc.
- Phán đoán và có kế hoạch đầy đủ sẽ dẫn đến xác suất giành thắng lợi cao hơn.
[sửa] Tác chiến
Phần này nhấn mạnh các yếu tố về tổ chức, hành quân tác chiến. Đáng lưu ý gồm:
- Chiến tranh là sự hao tổn nguyên khí, vì vậy phải chấm dứt càng sớm càng tốt.
- Phải biết tổ chức khai thác, bồi dưỡng và tái hồi phục tiềm lực quân sự.
- Tận dụng chiến lợi phẩm
- Chế độ khao thưởng binh lính
- Nguyên tắc hành xử đối với tù binh. Đây là một nguyên tắc rất tiến bộ, vượt trước thời đại.
- Sử dụng nhân tài.