Tượng thần Zeus ở Olympia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tượng thần Zeus ở Olympia (thường gọi là thần Dớt) là một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Bức tượng do nhà điêu khắc cổ đại nổi tiếng là Phidias tiến hành (thế kỷ thứ 5TCN) khoảng năm 435 TCN tại Olympia, Hy Lạp.
Bức tượng ngồi chiếm toàn bộ chiều rộng gian đền chứa tượng, cao 12 mét (40 feet). Ngay từ thế kỷ thứ nhất TCN, nhà địa lý Strabo đã viết rằng "Dường như thần Zeus đang định đứng lên", "thần sẽ lật tung mái đền."[cần chú thích] Tượng thần Zeus được làm từ ngà voi (về mặt kỹ thuật ngà voi được ngâm trong chất lỏng để làm mềm, và vì thế có thể chạm cũng như tạo hình theo nhu cầu) sau đó được phủ bằng các tấm vàng (vì thế gọi là ngà dát vàng) và ngồi trên một ngai gỗ tuyết tùng khảm ngà, vàng, gỗ mun, và các loại đá quý rất lộng lẫy có chạm khắc những trận đấu điền kinh ở Olympia. Đầu thần Zeus trang điểm vòng hoa ôliu, thần có khuôn mặt hiền từ, đôi mắt màu hồng tinh anh, nhìn thẳng, lông mày và lông mi đen, mũi dọc dừa, chòm râu rậm, đôi môi dày cương nghị, với làn da được làm từ ngà voi; râu, tóc, áo choàng làm bằng vàng. Tay phải thần Zeus cầm một pho tượng Nike - vị thần chiến thắng - nhỏ, và trong tay trái là một cây vương trượng bằng kim loại có chú đại bàng đậu trên, tượng trưng cho quyền lực tối cao của vị vua trong các vị thần. Chân thần đi dép vàng đặt trên một chiếc bàn trang trí những con sư tử vàng, đặt lên một ghế lớn. Nửa trên của tượng được dát bằng ngà voi, vàng nhạt ngả về màu hồng phơn phớt, tạo cho thần Zeus một sức sống mãnh liệt. Nửa thân dưới của tượng phủ một "tấm vải" bằng vàng dát mỏng, có chạm trổ dưới thân áo những con vật, thân áo là những ngôi sao và những đoá hoa xinh xắn.[1] Những khách tham quan như vị tướng La Mã Aemilius Paulus, người đã giành chiến thắng trước Macedon, cũng phải cung kính trước vẻ uy nghiêm thần thánh và sự tráng lệ của bức tượng thần mà Phidias đã tạo ra.[cần chú thích]
Nguyên nhân phá huỷ bức tượng vẫn là vấn đề còn tranh cãi: một số học giả cho rằng bức tượng cùng ngôi đền đã bị hư hỏng vào thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên, những người khác cho rằng bức tượng đã được mang tới Constantinople, và bị phá huỷ ở đó trong vụ đại hoả hoạn Lauseion (Schobel 1965). Theo Lucian xứ Samosata vào cuối thế kỷ thứ hai, "họ đã đặt những bàn tay lên thân hình người tại Olympia, vị chúa Tối cao của tôi, và người đã không có năng lượng để đánh thức những chú chó hay gọi những người xung quanh; chắc chắn rằng nếu vậy họ đã tới để cứu giúp và bắt giữ những kẻ đó trước khi chúng kịp chuyển những đồ ăn cắp đi."[2]
Có lẽ khám phá lớn nhất về di tích còn sót lại của kỳ quan thế giới này diễn ra năm 1958 với cuộc khai quật khu xưởng nơi chế tạo bức tượng. Điều này khiến một số nhà sử học có thể tái tạo kỹ thuật đã được sử dụng trước kia.
[sửa] Xem thêm
- Thần Zeus
- Olympia
[sửa] Liên kết ngoài
Kim tự tháp Giza | Vườn treo Babylon | Tượng thần Zeus ở Olympia | Đền Artemis | Lăng mộ của Mausolus | Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes | Hải đăng Alexandria |