Tam Hoàng Ngũ Đế
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lịch sử Trung Quốc | ||||||
Tam Hoàng Ngũ Đế | ||||||
Nhà Hạ | ||||||
Nhà Thương | ||||||
Nhà Chu | ||||||
Xuân Thu | Nhà Đông Chu | |||||
Chiến Quốc | ||||||
Nhà Tần | ||||||
Nhà Tây Hán | Nhà Hán | |||||
Nhà Tân | ||||||
THDQ (Đài Loan) |
Tam Hoàng Ngũ Đế là thời kỳ lịch sử đầu tiên của Trung Quốc.
Tam Hoàng là ba vị vua đầu tiên của nước này. Ngũ Đế là năm vị vua nối tiếp theo Tam Hoàng, có công khai hóa dân tộc Trung hoa, đưa dân tộc này thoát khỏi tình trạng sơ khai. Trong thời kỳ này, người Trung Quốc đã biết chế ra lửa để nấu chín thức ăn, biết cất nhà, làm quần áo, trồng ngũ cốc, chài lưới, thực hiện lễ nghi, và bắt đầu tạo ra chữ viết.
Các học giả Trung Hoa không nhất trí với nhau về Tam Hoàng cụ thể là ai-có ít nhất ba giả thuyết:
- Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng (còn gọi là Thái Hoàng).
- Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế.
- Phục Hi, Nữ Oa, Thần Nông (theo Tsui Chi).
Ngũ Đế cũng có nhiều giả thuyết:
- Thái Hạo, Hoàng Đế, Thần Nông, Thiếu Hạo, Chuyên Húc.
- Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc.
- Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đế Chí (theo Từ Hải).
- Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Nghiêu, Thuấn (theo Tsui Chi).
Đó là thời kỳ sơ khai tối cổ của Trung Quốc. Văn minh chưa có hay mới bắt đầu có nhưng rất thô sơ và dân chúng rất thưa thớt, sống từng nhóm nhỏ theo lối du mục, không có dấu tích gì còn sót lại. Điều này khiến việc nghiên cứu để biết rõ các triều đại tối cổ này khá khó khăn.
Những từ ngữ như Tam Hoàng, Ngũ Đế, và hiệu của các vị vua, do người đời sau đặt ra để hệ thống hóa các tư liệu về cổ sử. Còn Đế hiệu thì lấy tên đất mà đặt ra, gọi là Địa hiệu, hoặc lấy công đức đối với dân mà đặt ra, gọi là Đức hiệu.