Perestroika
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Perestroika (tiếng Nga: Перестройка, có nghĩa là "cải tổ") là một chính sách thay đổi được Liên Xô tiến hành một thập kỷ trước khi tan rã.
[sửa] Lịch sử
[sửa] Cải tổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Perestroika một từ đã trở nên nổi tiếng do Mikhail Sergeyevich Gorbachov đưa ra vào tháng 6 năm 1987. Đây là một giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường ở các nước xã hội chủ nghĩa. Lý do của việc chuyển đổi này là do những sai lầm và thất bại liên tục trong việc xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa, các nhà lãnh đạo cộng sản ở các nước chủ nghĩa xã hội đã đề xướng một quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
[sửa] Khẳng định đường lối của perestroika
Gorbachov viết: "Tóm lại, những thuận lợi của cơ chế kế hoạch hóa sẽ kết hợp với những yếu tố kích thích của thị trường xã hội chủ nghĩa với mức độ ngày càng cao hơn. Tuy nhiên, tất cả điều đó sẽ diễn ra trong phạm vi những mục tiêu và những nguyên tắc quản lý xã hội chủ nghĩa".
Ông còn khẳng định "Tính ưu việt của cơ chế thị trường đã được biểu hiện trên quy mô quốc tế, và vấn đề giờ đây là, liệu có thể đảm bảo được an toàn về mặt xã hội ở một mức độ cao trong các điều kiện của cơ chế thị trường. Câu trả lời như sau: không những chỉ có thể đảm bảo được điều đó, mà nền kinh tế thị trường được điều tiết sẽ cho phép tăng của cải quốc gia lên tới một mức độ mà mức sống của mọi người cũng sẽ được nâng cao. Và tất nhiên quyền lực nhà nước nằm trong tay chúng ta." (Báo Izvestia, ngày 14 tháng 7 năm 1990).
[sửa] Kết quả
Perestroika tại Liên Xô đã thất bại sau khi Liên Xô tan rã.